Anh biết nói yêu không?
Lời mở đầu
"Tấm thân trinh trắng hay không trinh trắng của người phụ nữ là chuyện tế nhị và muôn thuở nhất trong Tình Yêu và Tình Vợ Chồng, dường như cũng là chuyện vô cùng khó nói của mọi lứa đôi trên thế giới.
Chỉ cần lướt qua phần mục lục ở cuối sách bạn đọc cũng thấy tác giả, sau khi trực tiếp gặp các nhân vật, đã táo bạo và trung thực kể hết ra mọi oái oăm, phiền não, uất hận, và cả hạnh phúc vô bờ quanh cái tấm thân phụ nữ "sạch" hay "không sạch" ấy.
Các bạn trẻ đang hoặc sắp nắm tay nhau buớc vào lâu đài rực rỡ của Tình Yêu và Hôn Nhân, nếu ít nhiều quan tâm tới chuyện tế nhị và muôn thuở này, hãy đừng quên Anh biết nói yêu không? trong hành trang của mình, một cuốn sách làm xôn xao đến cả những người đã yêu, đã là chồng vợ, bời khi ngẫm lại, họ không khỏi giật mình trứơc những bài hcọ đắt giá trong đó."
"Phần lớn các cô gái chưa chồng đã thành đàn bà đều do đàn ông là thủ phạm. Nếu đàn ông kìm giữ được mình thì con gái vẫn là con gái cứ gọi là nhan nhản khắp trái đất này. Vậy mà họ cứ luôn miệng ca ngợi, luôn mắt dõi tìm sự trinh trắng."
Chương 1
EM MAY MẮN ĐƯỢC GẶP ANH
Người kể: Vương Ngọc, 26 tuổi, nhân viên Công ty X, Bắc Kinh.
Nhật ký phỏng vấn: Vương Ngọc có làn da và nhan sắc của thiếu nữ vùng Giang Tây. Trong tiếng nhạc êm dịu của quán cà phê tôi vẫn phải lắng tai mới nghe đựơc cô nói.
Chẳng biết còn người phụ nữ nào trên đời này có cái quá khứ không dám nhìn lại như tôi, song chỉ cần nghe thấy những từ như trinh tiết hoặc đêm đầu tiên là tôi lập tức có cảm giác tội lỗi. Nhiều năm qua, tôi dãy dụa trốn tránh mớ ký ức đầy thương tổn đó, nhưng không làm nổi. Nó giống như một vết sẹo hằn sâu vào da thịt, vào cả tim óc, cả lòng dạ... Nếu không may mắn gặp đựơc người đàn ông rộng luợng, và đó chính là chồng tôi bây giờ, không biết cuộc đời tôi sẽ kết cục thảm hại ra sao.
Bảy năm trước, tôi ôm trái tim rách nát trốn chạy quê quán, nhà cửa, một thân một mình lên Bắc Kinh làm thuê. Khi ấy, hoàn cảnh tôi thật thê thảm. Không một mảnh bằng cho ra hồn, không một người bạn đựơc coi là thân thiết. Nhà tôi lại chẳng dư dả gì, kể cả vật chất lẫn tinh thần. Tôi đơn độc gánh nỗi thống khổ, âm thầm chịu đựng. Không ít người sau đó đã hỏi tại sao tôi lại bỏ đi như vậy? Theo họ, từ một thị trấn nhỏ bé như Giang Tây mà đổ bộ tới một thủ đô vào loại có tiếng như Bắc Kinh, thì mục đích, nếu không là giấc mộng đào vàng cũng để kiếm một điểm tựa cho tương lai, nói trắng ra là tấm chồng. Với loại câu hỏi đó, tôi thường né tránh hoặc ậm ừ qua quýt cho xong. Còn nguyên nhân thật sự của cuộc chạy trốn này chỉ là để khỏi vác cái mặt mo vì nỗi sỉ nhục nơi quê nhà.
Năm 1994, tôi tốt nghiệp cấp III khi tròn 19 tuổi. Tôi có chút nhan sắc, từng đựơc tôn vinh hoa khôi của trường, lại hát hay múa giỏi, nhưng học hành thì chỉ ở mức khỏi lưu ban nên trượt đại học là kết quả tôi đã đoán trước.
Hoàn cảnh nhà tôi, đúng lúc đó, lại thật sự bi đát. Ông bà nội cùng ốm yếu, em trai đang học dở cấp III, đều cần đến tiền, mà phải nhiều tiền là khác, nhưng xí nghiệp của cha mẹ tôi làm ăn thất bát, lương cũng không trả nổi, thường xuyên ông bà phải nhận khoản trợ cấp ít ỏi. Tôi chẳng tìm đựơc việc gì làm, suốt ngày nằm đọc tiểu thuyết Quỳnh Dao và thơ Tịch Mộ Dung, đã thế lại thường mâu thuẫn với cha tôi.
Cũng may là tôi còn bà chị gái lấy đựơc ông chồng cũng tạm coi là khá khẩm. Vì chồng thường phải đi làm ăn ở các tỉnh xa nên chị tôi cứ phải một mình ôm thằng con trai hai tuổi mà trông nom ngôi nhà gạch hai tầng và hưởng cuộc sống no đủ. Thế là, cứ mỗi lần bực tức gì với cả nhà, hoặc riêng với cha, là tôi bỏ tới nhà chị ấy. Chị em gái tâm sự hoặc tôi trêu thằng cháu, hoặc đọc sách, hoặc lăn ra một mình một phòng ngủ, mọi phiền não dường như tan biến sạch.
Căn nhà rộng rãi ở không hết nên chị tôi tính chuyện cho thuê bớt, kiếm thêm chút tiền. Mùa đông năm đó, Ngân hàng Nông nghiệp thị trấn và Quỹ tín dụng đều xây cất trụ sở mới. Bên thi công cử một đội xây dựng từ tỉnh Phúc Kiến tới. Công nhân ăn ngủ ngay tại công trường còn chủ thầu thì thuê một căn phòng trong nhà chị tôi.
Chủ thầu này tên gọi Tăng Bưu, người Phúc Kiến, cao to, tuổi chừng ba bảy ba tám, có vẻ phóng khoáng. Vì thường lui tới nhà chị gái nên dần dà tôi cũng quen, và "để cho thân mật, gần gũi" như ý anh ta, tôi gọi là anh Tăng , còn anh ta gọi tôi là Tiểu Ngọc. Đối với một người đàn ông lớn hơn mình mười mấy tuổi, tôi không ưa mà cũng chẳng ghét, chỉ thấy hơi hơi dễ chịu vì hay đựơc anh ta hỏi han, mà anh ta lại là người có nhiều tiền. Lúc đó, như đã kể, tôi mười chín, lại đã tốt nghiệp phổ thông, song vẫn chỉ là đứa trẻ ranh, chuyện đời chưa hiểu lắm, chuyện yêu đương chưa biết gì. Do bị ảnn hưởng tiểu thuyết Quỳnh Dao, tôi cho rằng tình yêu phải rất đẹp và đêm đầu tiên của người con gái phải trao trọn vẹn cho người đàn ông sẽ nhất định là chồng mình. Vì thế, tôi không thèm để ý đến những gã trai ngây ngô hoặc lông bông đeo đuổi, mà luôn tự nhủ nhất định phải gặp được một người đàn ông xuất sắc về mọi mặt để lấy làm chồng. Vì vậy tôi không thể ngờ cái đêm đầu tiên quý giá đó lại bị mất đi bởi người đàn ông lớn hơn tôi mười mấy tuổi kia.
Một chiều nọ, khi tôi đang ở chơi nhà chị gái, anh rể tôi đi làm ăn từ hơn tháng nay bỗng trở về. Chị tôi làm bữa cơm ngon, nằng nặc giữ tôi ở lại ăn, anh rể tôi cũng gõ cửa phòng anh Tăng, mới ra ăn cùng. Rượu vào, họ bàn nhau về một vài mối mung làm ăn gì đó, ngay tại mâm cơm. Rồi sau đó, chị gái bỗng hướng câu chuyện về phía tôi. Vừa nhắc đến, anh rể nhìn tôi mà thở dài, "Tiểu Ngọc hát hay múa giỏi, nếu đựơc vào học ở trường nghệ thuật nào đó nhất định sẽ có tương lai. Chẳng biết ông chủ Tăng đây có quan hệ nào về mặt này không?"
Anh Tăng, sau khi không quên việc tán dương tôi một thôi một hồi bèn bảo, "Trường nghệ thuật thì tôi không quen lắm, nhưng hiệu trưởng một trường xây dựng ở Phúc Kiến thì lại là chỗ bạn bè. Nếu cho Tiểu Ngọc vào đấy học sau này ra trường thành kỹ sư, thành chủ thầu, có cơ hội kiếm được nhiều tiền lại chẳng tốt hơn sao?" Nghe anh ta nói, tuy lòng tôi cũng có chút xao xuyến nhưng nhớ đến gương mặt u ám của cha, tôi lại không khỏi bi quan. Tôi cảm ơn ý tốt của anh Tăng rồi thành thực nói là bố mẹ không có tiền cho tôi theo học ở bất kỳ trường nào nữa. Anh Tăng khoát mạnh tay, "Đi học thì tốn mấy đồng, chỉ cần cô chịu, còn lại cứ mặc anh lo."
Tôi và anh Tăng không họ hàng, cũng chẳng bạn bè thân thiết, nói cho chính xác thì đây mới là lần đầu tiên cả hai ăn chung bữa cơm do người khác mới, sao tôi không dưng dám nhận sự giúp đỡ như vậy, nên chỉ coi đấy là lời nói vui bên chén rượu, sau là quên ngay. Không ngờ càng uống nhiều vào anh Tăng lại càng nhiệt tình, và nhất là lại càng kiên quyết hơn. Thấy tôi chỉ ậm ừ, anh ta vỗ vai bảo, "Ngại thì cứ coi như anh cho cô vay tiền ăn học. Bao giờ kiếm ra tiền cô trả anh là đựơc chứ gì." Nghe vậy, lòng tôi khấp khởi. Phải nói thêm là từ khi thi trượt đại học tôi chỉ quanh quẩn ở nhà, vừa không kiếm ra đồng nào lại vừa chẳng dễ dàng xin ai đựơc đồng nào để có cái mà tiêu pha, nên tôi thật sự chán ngán lắm rồi. Bữa ăn kết thúc, khi đang nhâm nhi chén trà, anh Tăng chợt dặng hắng rồi ngập ngừng, rồi è hèm... lúc lâu sau mới bảo với anh chị tôi rằng, thấy tôi ngoan ngoãn, ham muốn làm việc, học hành nên muốn nhận tôi làm em nuôi... è hèm! Anh chị tôi lập tức hớn hở vỗ tay làm tôi chưa kịp nghĩ ngợi gì đã phải bối rối nhận lời.
Trò chơi trốn tìm đã kết thúc............ anh thề sẽ yêu em suồt đỜi.......... Buz ...
Linh linh linh...... Đồng hồ báo thức phi thường đúng giờ, luôn vang lên vào đúng ...
Mua cho e con gấu kia đi a. Con kia kìa… Vừa nói con bé vừa đứng lên chỉ vào con g ...
Cô gái của anh! Anh vẫn nhớ như in từng nét mặt, từng ánh mắt, từng rung động ru ...
Anh biết nói yêu không? Lời mở đầu "Tấm thân trinh trắng hay không trinh tr ...